Bất Ngờ Của Người Nhật Trên Thị Trường Địa Ốc
Địa Ốc Kim Thi đang trên đà phát triển lớn mạnh về mọi mặt và mong muốn hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tạo nên sức mạnh cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rằng sự hợp tác của quý vị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thành công của Công ty chúng tôi.
Trong các năm qua, Nhật Bản luôn giữ tốc độ đầu tư cao, ổn định và là 1 trong 2 quốc gia dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chúng ta thường thấy những dự án mà người Nhật đầu tư ở Việt Nam luôn hiệu quả, phổ biến ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, những công trình hạ tầng vốn ODA,…ít thấy những dự án BĐS nhà ở, trung tâm thương mại hay văn phòng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây người Nhật đã bất ngờ quan tâm tới việc phát triển dự án bất động sản, mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Điều này đang làm nên “bất ngờ” trên thị trường địa ốc. Họ đang gia tăng hợp tác với các công ty trong nước để thực hiện các dự án nhà ở và thương mại.
Người Nhật nhập cuộc chơi
Bất động sản Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh với nhu cầu nhà ở, trung tâm mua sắm, văn phòng làm việc ngày càng lớn do tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập đầu người tăng lên, thị trường hội nhập quốc tế sâu rộng với việc tham gia WTO, TPP, hay AEC…
Một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài bùng nổ trong giai đoạn 2006-2008, mà đỉnh điểm là năm 2008 với hơn 60 tỷ USD được đăng ký, riêng bất động sản là trên 22 tỷ USD. Những tập đoàn bất động sản lớn đến Việt Nam chủ yếu từ Hàn Quốc và Singapore như Keppel Land, CapitaLand, Keangnam, Huydai, Lotte, Daewoo,…những quỹ đầu tư lớn như VinaCapital, Indochina Land, cùng nhiều tập đoàn lớn khác trên thế giới.
“Cuộc chơi” trên thị trường địa ốc Việt giờ đây có thêm nhiều công ty, quỹ đầu tư đến từ Nhật. Đầu năm 2014, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật là Aeon đã xuất hiện ở Việt Nam với tham vọng khá lớn. Đến nay tập đoàn này đã rót vào Việt Nam khoảng 500 triệu USD với 3 TTTM Aeon mall tại Tân Phú, TP.HCM, Bình Dương (10/2014) và Long Biên (HN) năm 2015.
Các công ty, quỹ đầu tư của Nhật cũng đang dồn dập đầu tư vào lĩnh vực nhà ở. Một trong số đó là khu đô thị có quy mô tới 1,2 tỷ USD của tập đoàn Tokyu hợp tác với Becamex đang triển khai ở Bình Dương. Trong khoảng 1 năm trở lại đây, nhiều quỹ đầu tư của Nhật cũng đang tăng cường rót vốn vào những công ty địa ốc Việt có nhiều tiềm năng như EXS Capital đã rót 37 triệu USD vào Công ty Bất động sản Sơn Kim Land;
Quỹ đầu tư Creed Group sau khi rót khoảng 60 triệu USD vào dự án City Gate Towers của Năm Bảy Bảy, mới đây, quỹ này đã công bố cam kết đầu tư khoảng 200 triệu USD An Gia Investment để mua lại cổ phần của công ty này và đầu tư vào dự án theo tỉ lệ 50/50.
Ông Toshihiki Muneyoshi, Chủ tịch Creed Group còn cho rằng sẽ không dừng lại ở phân khúc nhà ở tại thị trường Tp.HCM mà còn sẽ “săn” đón các dự án văn phòng, nhà xưởng và khách sạn tại một số thị trường tiềm năng khác trong cả nước.
Hàng loạt công ty của Nhật khác cũng đang rầm rộ đổ tiền vào địa ốc như Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad hợp tác với Nam Long rót 500 tỷ cho dự án Flora Anh Đào (quận 9); Handa Global (Yokohama) rót 200 triệu USD đầu tư khách sạn 5 sao tại Nha Trang;
Mới đây, hai tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu của Nhật là Daiwa House và Nomura đang lên kế hoạch liên kết với Công ty lâm nghiệp Sumitomo đầu tư dự án căn hộ cao cấp tại Việt Nam. Dự án này dự kiến nằm ở Phú Mỹ Hưng, với tổng vốn đầu tư khoảng 27 tỷ Yên, quy mô khoảng 1000 căn hộ. Đây sẽ là một liên doanh của 3 công ty Nhật với Phú Mỹ Hưng để triển khai xây dựng trong những năm tới.
Tại thị trường Hà Nội, một công ty kinh doanh BĐS có sự tham gia của 4 cổ đông gồm Tổng công ty Viglacera – CTCP; Công ty Sankei Building Management thuộc Tập đoàn Sankei Building của Nhật Bản, CTCP Đầu tư & Phát triển Hạ tầng Hoàng Thành và CTCP OWI cũng vừa được lập ra.
Vốn ngoại không ngừng chảy vào bất động sản
Dòng vốn ngoại đang dần quay lại với thị trường địa ốc không chỉ đến từ Nhật mà còn đến từ nhiều cường quốc khác. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), lũy kế đến tháng 10/2015 tổng vốn FDI cấp mới và bổ sung đạt gần 19,3 tỷ USD tăng trưởng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, vốn giải ngân khoảng 11,8 tỷ USD.
Kinh doanh bất động sản vẫn là lĩnh vực được quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, đứng thứ 3 với số vốn đăng ký đạt trên 2,1 tỷ USD.
Đáng chú ý là dòng vốn Nhật cũng đang chảy mạnh vào lĩnh vực địa ốc. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế đến đầu 2015 các doanh nghiệp Nhật đã rót khoảng 1,66 tỷ USD vào BĐS, chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, dòng vốn FDI đổ vào bất động sản còn đến từ nhiều tập đoàn khác của Hàn Quốc, Singapore và Malaysia. Đáng chú ý là Dự án Cty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD tại Thủ Thiêm, do một quỹ đầu tư từ Vương Quốc Anh liên kết với nhóm công ty trong nước đầu tư.